Với nét đặc trưng riêng, ba thương hiệu may đo nội địa đang chiếm lĩnh thị trường may đo suit tùy biến đỉnh cao.
Cao Minh Tailor
“Vẻ đẹp của chiếc áo suit chưa hẳn nằm ở độ vừa vặn với số đo, mà ở khả năng che được khuyết điểm cơ thể của người mặc.”
Với tiệc kỷ niệm 70 năm ngày thương hiệu ra đời, Cao Minh đã kể một câu chuyện vô cùng thú vị về truyền thống may đo – “70 năm kể chuyện quý ông” – của gia tộc Lý Minh, người sáng lập nhà may danh giá.

Hình trên là chiếc suit thủ công tùy biến bằng vải tơ lụa đặc biệt của làng nghề ở Bảo Lộc. Mẫu suit độc nhất vô nhị này được thực hiện cho vị Tổng giám đốc Cao Minh trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập thương hiệu may đo nổi tiếng này.
Hiện nay, Cao Minh không còn quá lệ thuộc vào kiểu may đo truyền thống, mà hướng theo phong cách Tân cổ điển để phù hợp hơn với nhu cầu, từ phong cách thiết kế đến chất liệu vải. Các nghệ nhân không quá tập trung vào phong cách may đo châu Âu, mà tạo ra dấu ấn của riêng Cao Minh nhằm mang đến vẻ chỉn chu, nam tính và lịch lãm cho các quý ông Việt. Với các nghệ nhân Cao Minh, vẻ đẹp của chiếc áo suit chưa hẳn nằm ở độ vừa vặn với số đo, mà ở khả năng che được khuyết điểm. Chỉ cần nhìn vào dáng áo, khách hàng sẽ nhận biết ngay thương hiệu Cao Minh với phần trước vừa vặn, phần vai nổi quyền lực, phom ngực phẳng, eo cao, che được phần bụng.

Về chất liệu vải, bên cạnh các loại vải cao cấp truyền thống của châu Âu như Reda mà Cao Minh đang độc quyền tại Việt Nam – loại vải sang trọng nhưng không hẳn phù hợp với khí hậu Việt Nam, Cao Minh còn đặt mua các loại vải độc quyền được sản xuất theo công nghệ mới của Hàn Quốc, Nhật Bản với khả năng giặt nước, vải không bị rút, mặt vải phẳng, không nhăn, dễ tiếp cận và sử dụng. Ngoài ra, dòng vải thủ công nội địa như tơ lụa ở các làng nghề miền Trung vẫn được thương hiệu quan tâm sử dụng để tạo ra những bộ suit tùy biến theo phương pháp thủ công.
Cao Minh vừa hoàn thành một bộ suit thủ công tùy biến tuyệt đẹp cho một khách VIP với cúc áo bằng vàng cùng mức giá 1,2 tỉ đồng.
(Đọc phần 2 tại đây)