Khán giả có mặt tại đêm nhạc đặc biệt vào lúc 20h ngày 16/4 tại Nhà hát TP.HCM sẽ được chứng kiến sự kết hợp phong phú giữa hoà nhạc thính phòng và opera.

Chương trình có sự tham gia của Nhạc trưởng Trần Nhật Minh cùng những nghệ sĩ xuất sắc nhất của của Dàn nhạc Giao hưởng HBSO như Tăng Thành Nam, Hoàng Ngọc Anh Quân, Đoàn Huy An…,và hai trong số những nghệ sĩ opera Việt Nam tài năng nhất hiện nay: Phạm Khánh Ngọc và Đào Mác. Ngoài ra, đêm nhạc thính phòng lần này còn có sự tham gia của nghệ sĩ khách mời Nghệ sĩ khách mời NSƯT. Dương Minh Chính (violin) và Ju Sun Young (piano).

Baritone Đào Mác sẽ trình diễn 2 tác phẩm trong phần 2 của đêm nhạc thính phòng ngày 16/4 tới đây

Buổi biểu diễn mở đầu với “Trio for Flute, Clarinet and Piano,” của Russell Peterson, một nhạc sĩ và nhà soạn nhạc nổi tiếng người Mỹ sinh năm 1969. Đây là một bản nhạc tưng bừng chứng tỏ âm nhạc thính phòng vẫn tồn tại và phát triển tốt cho đến ngày nay. Ngược lại, tác phẩm cuối cùng của đêm nhạc, “Bản concerto cho 2 violin cung Rê thứ” của Johann Sebastian Bach, gợi lại những mẫu mực đặc trưng thời kỳ trước của thể loại này.

Soprano Phạm Khánh Ngọc
Nghệ sỹ vilon Tăng Thành Nam

Nhạc thính phòng đôi khi không được xác định rõ ràng ngay ban đầu, các bản nhạc có thể được chơi bởi cả dàn nhạc giao hưởng đầy đủ hoặc dàn nhạc thính phòng nhỏ hơn. Do đó, Bach và những người cùng thời với ông thường phát triển các tác phẩm linh hoạt cho các bối cảnh, tính chất sự kiện và nhạc cụ biểu diễn khác nhau. Các nhạc sĩ không tự giới hạn bản thân trong việc chỉ sáng tác một thể loại nhất định. George Frideric Handel, chẳng hạn, đã sáng tác nhạc thính phòng bên cạnh các tác phẩm nhạc opera rất nổi tiếng của ông. Tương tự như vậy, Antonio Vivaldi nổi tiếng nhất với tài năng violon điêu luyện và những bản concerto cho violon, nhưng ông cũng viết những tác phẩm có thể trình diễn trong không gian thính phòng, chẳng hạn như Aria sẽ được biểu diễn trong đêm nhạc này, “Se il cor guerriero” từ vở opera Tito Manlio.

Nghệ sỹ clarinet Hoàng Ngọc Anh Quân

Nhà soạn nhạc người Áo Franz Schubert được coi là một trong những bậc thầy của thể loại này, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho âm nhạc thính phòng. Mặc dù vồng nổi tiếng, nhưng suốt cuộc đời 31 năm của ông chứa đầy bi kịch và khó khăn, điều này có thể được nghe thấy rất rõ trong âm nhạc của ông, bao gồm cả “Der Hirt auf dem Felsen, op. 129, D. 965.” Di sản của ông vẫn  được đánh giá rất cao và ông thường xuyên được người yêu nhạc ở thế kỷ 21 tôn vinh là một trong những nhà soạn nhạc cổ điển được yêu thích nhất.

Pianist Trần Thụy San

Sẽ là những trải nghiệm mạnh mẽ đối với khán giả nhạc thính phòng, “Pavane, op. 50” của Gabriel Fauré, một trong những nhà soạn nhạc hàng đầu của Pháp từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 sẽ được trình diễn bởi nhóm hoà tấu. Song hànhsẽ là tác phẩm của một nhà soạn nhạc cùng thời với Faurélà Charles-Edouard Lefebvre. Jan Koetsier, một nhà soạn nhạc người Hà Lan thế kỷ 20, sẽ tô đậm thêm sự đa dạng cho các tác phẩm của đêm nhạc và nhấn mạnh sự phổ biến của thể loại này vượt qua cả yếu tố địa lý và thời đại khác nhau.

Nghệ sỹ trompette Đoàn Huy An
NSƯT. Dương Minh Chính
Nghệ sỹ piano Ju Sun Young

Khi âm nhạc thính phòng bắt đầu chỉ đơn giản là một phương tiện giải trí thông thường ở châu Âu, ít ai có thể dự đoán rằng khả năng làm hài lòng khán giả và chứng tỏ sức bền lâu qua việc thu hút những thính giả say mê trên khắp thế giới trong thế kỷ 21. Với lợi thế dễ điều chỉnh, nhạc thính phòng cho phép tạo nên đa dạng về cá tính và khơi gợi cảm xúc, trí tưởng tượng mạnh mẽ từ một số lượng nhạc cụ nhất định. Các tác phẩm trong đêm nhạc lần này sẽ giới thiệu vẻ đẹp tinh tế, cô đọng của âm nhạc thính phòng và cũng cho thấy lý do tại sao nó sẽ tiếp tục được yêu mến lâu dài trong tương lai.

Liên hệ thông tin chi tiết tại đây.