HBSO mang đến người hâm mộ buổi Hòa nhạc thính phòng vào lúc 20h ngày 23/4/2022 tại Nhà hát Thành phố.

Với các tác phẩm của Bach, Prokofiev, Webster, Grieg, Wagner và Dvorak, đây sẽ là một chương trình đầy màu sắc hy vọng sẽ làm hài lòng người hâm mộ.

Trong âm nhạc thính phòng, mỗi nghệ sĩ chơi nhạc cụ đều là nghệ sĩ độc tấu, đây sẽ là chương trình hội tụ 18 nghệ sĩ của dàn nhạc Giao hưởng HBSO, có người xuất hiện một lần, có người sẽ biểu diễn trong nhiều hơn một tác phẩm.

Chương trình sẽ bắt đầu với tác phẩm của Bach. Ông là nhà soạn nhạc vĩ đại trong giới âm nhạc cổ điển từ đầu thế kỉ 18 đến bây giờ.

Tác phẩm này bắt nguồn từ bản cantata dành cho hợp xướng của Bach. Các cantata của Bach được soạn cho các nhạc cụ, hợp xướng và nghệ sĩ độc tấu, được biểu diễn để đánh dấu mỗi tuần trong năm, và là một giai điệu thánh ca truyền thống, “Ach Gott, erhor mein seufzen” (Oh hear, my God, my prayer) là một tác phẩm như vậy.

Có nhiều tác phẩm được biểu diễn trong buổi hòa nhạc thính phòng, một phần trong số đó là tác phẩm dành cho kèn đồng. Tại Sài Gòn, khán giả sẽ được nghe các tác phẩm biểu diễn bởi French horn, trombone, tuba, và hai trumpet. Đây sẽ là tác phẩm chào đón khán giả trước buổi biểu diễn.

Tiếp theo sẽ là bản Overture on Hebrew Themes của Prokofiev. Tác phẩm dành cho clarinet, hai violin, viola và piano, nghệ sĩ biểu diễn cello là NSƯT Nguyễn Tấn Anh.

Nghệ sĩ tham dự buổi hòa nhạc thính phòng
NSƯT Nguyễn Tấn Anh

Tác phẩm dựa trên vở nhạc kịch nổi tiếng Carmen của Georges Bizet. Tiếp theo là bản Carmen Rhapsody được chuyển soạn cho piano, clarinet và flute bởi Michael Webster, một nhạc trưởng, nghệ sĩ clarinet và nhà soạn nhạc người Mỹ.

Phần một của chương trình còn có tác phẩm Suite số 1 với phần âm nhạc từ Peer Gynt của Edvard Grieg. Tác phẩm có bốn chương được biểu diễn bởi flute, clarinet, oboe, bassoon và horn.

Peer Gynt là một vở kịch được Ibsen và Grieg viết 2 phần âm nhạc rất tình cờ. Một phần trong đó chúng ta sẽ được thưởng thức là “In the hall of the mountain king”. Peer, một thanh niên trẻ, đang đau khổ vì một tình yêu đơn phương với một cô gái và bỏ trốn vào vùng núi Na uy. Tại đây, thanh niên bị bắt giữ và đưa đến gặp vị vua.

Phần hai của chương trình gồm 2 tác phẩm:

Tác phẩm đầu tiên dành cho kèn đồng trong vở nhạc kịch Tannhauser (1845) của Wagner. Nhạc cụ biểu diễn gồm hai trumpet, horn, trombone và tuba. Cả năm nghệ sĩ này đều đã xuất hiện trong phần đầu của chương trình.

Tác phẩm trong vở nhạc kịch là Pilgrims’ Chorus nổi tiếng. Được trình bày bởi dàn hợp xướng nhưng trong chương trình này sẽ được biểu diễn bởi nhóm kèn đồng. Điều này đặc biệt thích hợp với nhà soạn nhạc này vì ổng là người viết nhiều tác phẩm dành cho kèn đồng hơn bất kì ai.

Ngay cả những ai không nghe nhạc kịch cũng sẽ thấy sự quen thuộc của tác phẩm này vì nó cũng nổi bật trong Tannhauser overture thường được chơi của Wagner.

Tác phẩm ngũ tấu piano dài 40 phút của Dvorak sẽ khép lại chương trình. Đây là tác phẩm thính phòng nổi tiếng nhất của Dvorak.

Bao gồm bốn chương, chương thứ hai mang tên “dumka”. Đây là từ trong tiếng Ukraina với ý nghĩa chủ đề đầu tiên sẽ được liên tục lặp lại.

Chương ba là “furiant”, một điệu nhảy Slovanic hoang dại và nhanh.

Tóm lại, đây là biểu biểu diễn tuyệt vời không chỉ vì kịch mục đa dạng mà còn vì đây là dịp các loại nhạc cụ thường ẩn mình bên trong dàn nhạc biểu diễn.

Có những cái tên đáng chú ý là nghệ sĩ viola Phạm Vũ Thiên Bảo (biểu diễn trong tác phẩm của Prokofiev và Dvorak), bản thân Dvorak cũng là một nghệ sĩ viola; nghệ sĩ clarinet Hoàng Ngọc Anh Quân (Carmen) và nghệ sĩ piano Phạm Quỳnh Trang đến từ Hà Nội (biểu diễn trong tác phẩm của Webster và Dvorak).

Tham khảo thêm thông tin tại poster chính thức của buổi hòa nhạc:
Poster chính thức của buổi hòa nhạc