Mười năm chinh chiến trong ngành thời trang, Standard & Strange luôn mang đến những sản phẩm vô cùng chất lượng.

Ngày khai trương cửa hàng đầu tiên của Standard & Strange tại Oakland vào năm 2012 đã ấn định thời khắc đỉnh cao của di sản ngành thời trang nam – thời điểm hàng ngàn người đổ xô đi mua những chiếc áo denim Nhật Bản và những đôi bốt Mỹ.

Nhà đồng sáng lập Standard & Strange, Jeremy Smith chia sẻ Robb Report rằng: “Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, cứ 5 phút lại có một cửa hàng mới bán Filson, Red Wing và Rogue Territory”.

Như các đợt bùng nổ khác, cơn sốt thời trang này cũng dần đi đến lúc thoái trào. Trong khi các thương hiệu điển hình cho “mốt” denim như Unionmade và Two Jacks Denim biến mất, Standard & Strange không chỉ vẫn trụ vững mà còn phát triển như một phép màu.

Sau khi chuyển đến cửa hàng lớn hơn ở Oakland vào năm 2015, Standard & Strange đã mở rộng sang Sante Fe vào năm 2019 và ở Manhattan vào tháng 10 vừa qua.

The exterior of Standard & Strange's Oakland store.
Cửa hàng Standard & Strange ở Oakland. (Nguồn: Standard & Strange)

Smith và Nhà đồng sáng lập Neil Berrett cho rằng sự trường tồn của doanh nghiệp là do việc tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng và cuối cùng là tính đa dạng. “Chúng tôi muốn mang đến cho khách hàng một không gian nơi khi đặt chân tới, họ sẽ được thoải mái tán gẫu mà không cần phải mua hàng”.

Ngoài việc tiếp tục kinh doanh các mặt hàng vốn làm nên thương hiệu của Standard & Strange, như quần jean, giày bốt và áo khoác da, thì dòng sản phẩm gắn nhắn Blluemade mang đến những chiếc áo thun hay quần vải lanh với phom dáng và kiểu cách đa dạng, phù hợp cho cả nam lẫn nữ.

Smith và Berrett đã sử dụng chi nhánh tại Santa Fe để thử nghiệm sản phẩm mới với nhiều nhà thiết kế hơn như Bode và Clutch Golf. “Thời trang luôn là thứ có thể sinh lời”, Smith nói. “Nhưng bạn không thể xây dựng một đế chế cả đời chỉ bằng việc kinh doanh những phong cách thời trang đã cũ”.

The store's founders, Jeremy Smith and Neil Berrett; a denim display at the Oakland outpost.
Hai nhà sáng lập Jeremy Smith và Neil Berrett; Các sản phẩm quần áo denim tại cửa hàng Oakland. (Nguồn: Standard & Strange)

Standard & Strange luôn chào đón các thương hiệu ​​sản-xuất-tại-Mỹ hoặc sản-xuất-tại-Nhật và sẵn sàng nhập hàng hóa từ MotivMfg của Trung Quốc hay Sagara Bootmaker của Indonesia. “Điều chúng tôi quan tâm không phải là nhà máy ở đâu, bởi vì dù ở nơi nào cũng có thể cho ra sản phẩm chất lượng hay tệ hại. Vấn đề cốt lõi ở đây là yếu tố con người và cách người chủ đối xử với công nhân của mình”. Smith cho biết. “Họ có trả lương công bằng cho nhân viên không? Họ có thật sự nắm rõ chuỗi cung ứng của mình không?”

Smith và Berrett đã đi khá nhiều nơi để gặp gỡ trực tiếp các nhà cung cấp sản phẩm. Sự nỗ lực này đã được đền đáp khi Standard & Strange chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền tại Hoa Kỳ cho các nhà sản xuất Nhật Bản như Clinch BootsOoe Yofukuten. Smith nói: “Việc đến đất nước họ chưa bao giờ là điều vô ích bởi vì chúng tôi đến để xây dựng quan hệ, trong khi những cửa hàng khác cố gắng giao thiệp với họ nhưng đã không thành công.”

A signature Standard & Strange mix at the Santa Fe store.
Một sự kết hợp trang phục mang đặc trưng S&S tại cửa hàng Santa Fe. (Nguồn: Standard & Strange)

Công cuộc tìm kiếm sản phẩm chất lượng đã mang bộ đôi doanh nhân đến với rượu whisky. Kết hợp cùng nhà máy chưng cất Workhorse Rye có trụ sở tại California, cả hai đã cho ra mắt dòng rượu whisky mạch nha mang thương hiệu “Standard & Strange”, được chưng cất từ ​​các loại ngũ cốc truyền thống và ủ trong thùng ex-bourdon và thùng gỗ sồi mizunara trước khi được đóng chai. Rượu whisky được cho ra mắt vào tháng 4 với chỉ 280 chai; một sản phẩm khác được dự kiến sẽ lên kệ vào năm sau.

Tham vọng của Smith và Berrett dường như chưa tìm thấy điểm dừng, tuy nhiên các cửa hàng thời trang của họ vẫn là nơi bảo toàn những giá trị di sản. Berrett chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng tin tưởng vào sở trường kinh doanh bán lẻ của mình. Thậm chí, một cửa hàng ở New York còn được khai trương ngay trong thời kỳ đại dịch”.

Details of the Oakland store.
Bên trong cửa hàng Standard & Strange ở Oakland. (Nguồn: Standard & Strange)

Trong thời gian cửa hàng đóng cửa suốt 15 tháng vì đại dịch, việc toàn bộ nhân viên đều được trả lương đầy đủ đã tiếp thêm động lực để họ tiếp tục cống hiến cho công ty. Vào tháng 6 năm 2020, doanh nghiệp bắt đầu trích ra 2% doanh thu của mình cho các hoạt động từ thiện, trong đó có RUNWAY – nơi hỗ trợ tài chính cho các doanh nhân Da màu.

Mặc dù đây không phải là yếu tố thúc đẩy kinh doanh, Berrett cho rằng: “Nhưng đổi lại, việc này đa mang đến cho doanh nghiệp chúng tôi rất nhiều lợi ích, củng cố rất nhiều mối quan hệ với khách hàng của mình”. Trong tương lai gần, Smith và Berrett dự định mang đến các sự kiện diễn ra tại cửa hàng và tổ chức các show diễn dành cho các nhà thiết kế.

Liệu Standard & Strange có thể mang tới một phong cách thời trang mới, một phong cách riêng biệt có một không hai hay không? Thời gian sẽ trả lời tất cả.