Năm nay, Michelangelo Pistoletto có lẽ đã bước sang tuổi 86. Thế nhưng, vị nghệ sĩ người Ý – nổi tiếng với biểu tượng “Thiên đường thứ ba” và bức chân dung tự họa vẽ chính mình qua gương – vẫn đang cháy hết mình vì công việc.

Dường như trong cuộc sống này không có nhiều quý ông chọn kiểu mũ fedora màu tím, thế nhưng, Michelangelo Pistoletto lại là một trong số hiếm hoi đó. Ông diện chiếc mũ này ra phố thoải mái như cách khoác lên người bộ com-lê màu đen rộng thùng thình. Vẻ ngoài của ông, dù đã bị bào mòn bởi thời gian, vẫn có một thứ gì đó khiến người đối diện phải thấy tò mò và ganh tị.

Trong một cuộc trò chuyện thú vị, Pistoletto đã từng chia sẻ rằng: “Về cơ bản, tất cả công việc của tôi thường được thực hiện bởi những giấc mơ đêm. Chính xác hơn là vào thời điểm mà tôi ngừng mơ và bắt đầu tỉnh giấc. Ước mơ có chăng là một giai đoạn để chuẩn bị,” ông tiếp tục một cách rất tự nhiên, “cốt lõi của vấn đề ở đây là, sự tỉnh thức sẽ mở ra cơ hội để bạn có thể bắt đầu một lối tư duy hoàn toàn mới.”

Pistoletto xuất thân trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật cổ điển khác nhau ngay từ thời bé, Pistoletto biết rõ đâu là hình mẫu nghệ sĩ mà mình muốn hướng đến. Ông biết cách tận hưởng những bức tranh tĩnh vật, phong cảnh và cả những biểu tượng Byzantine. Song, bằng một cách vô thức, Pistoletto đã nhận ra rằng mình sẽ theo đuổi một hướng đi khác; một thứ gì đó thu hút người xem ở mức độ sâu sắc hơn, khiêu khích hơn và có thể kích thích trí tưởng tượng thông qua những trải nghiệm đa tầng.

Mẹ ông đã khuyến khích ông theo học tại một trường thiết kế. Tại đó, Pistoletto đã khám phá nghệ thuật hiện đại đồng thời nhận ra những khả năng dường như vô hạn đối với sáng tạo và phát minh. Được giải thoát khỏi những vướng mắc của chủ nghĩa tự nhiên hoặc thuật hoạ cổ điển, ông cho phép trí tưởng tượng của mình được tự do bay bổng, và mô tả khoảnh khắc loé sáng của mình vào năm 1961 với sự rõ ràng đáng kinh ngạc. “Chuyện xảy ra sau khi tôi bắt tay thực hiện một bức ảnh tự họa trong một thời gian dài”, ông nhớ lại. “Đây là mối quan hệ giữa nhân vật và nền. Cho dù đó là nền vàng, bạc hay đen bóng, tôi phát hiện ra khả năng nhìn thấy những gì đang diễn ra trong không gian phản chiếu, và tôi đã rất ngạc nhiên về điều này.”

Thử nghiệm với nhiều bề mặt khác nhau, Pistoletto đã tạo ra một bề mặt phản chiếu gần như hoàn hảo và ‘chiếc gương giữ được bản chất’ hóa ra là thép không gỉ – được đánh bóng và thu hút công chúng chiêm ngưỡng với tư cách vừa là người quan sát, vừa là nhân vật chủ thể. Bức chân dung tự họa của họa sĩ đã trở thành bức tự họa của thế giới mọi người xung quanh. Chiếc gương tái tạo hiện thực một cách khách quan và tự nhiên. Ông cho rằng mình cần một cách thức để sửa chủ đề trên ‘khung vẽ’ với sự phản chiếu của người xem, và cảm thấy rằng cách duy nhất để làm điều này là sử dụng nhiếp ảnh, và một số tác phẩm có ảnh hưởng của ông như Three Girls on a Balcony (Ba cô gái trên ban công) là một ví dụ hoàn hảo.

Những bức tự họa của Pistoletto là công cụ để ông tiếp cận một hình thức nghệ thuật và xã hội học có tên gọi gesamtkunstwerk (hợp tuyển), dẫn đến sự ra đời của Cittadellarte và The Third Paradise (Thiên đường thứ ba). Bức The Third Paradise được biểu thị một cách tượng trưng bằng cách cấu hình lại dấu vô cực trong toán học với hai vòng tròn đối diện biểu thị tính chất, tạo tác và một vòng tròn ở giữa thể hiện sự kết hợp của cả hai và đại diện cho tử cung – nơi tạo ra một thế hệ nhân loại mới.

Pistoletto được công nhận như là một họa sĩ thị giác nhờ tác phẩm của ông trong phong trào nghệ thuật Pop Art vào cuối thập niên 60.