Coco Chanel từng nói, “Thời trang không chỉ tồn tại trong trang phục. Thời trang xuất hiện trên bầu trời, trên đường phố; thời trang tạo ra từ ý tưởng, cách sống và những gì đang xảy ra xung quanh”. “Cách chúng ta sống” ngày càng được định hình bởi nền kinh tế xa xỉ thông minh.
Nền kinh tế xa xỉ thông minh đang thay đổi cách mà người tiêu dùng giàu có làm việc, sinh sống, học tập, sáng tạo và giải trí. Đó là một hệ thống, mạng lưới kết nối vật lý hỗn hợp công nghệ cao nhằm tạo ra khả năng mới cho người lẫn máy móc.

Xa x thông minh

Mng lưới vn vt kết ni Internet – Internet of Things* (IoT) đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi chuẩn mực của ngành công nghiệp xa xỉ phẩm với ô tô kết nối, nội thất cảm biến cùng hoạt loạt tính năng tự động khác… Tất cả đều được xem như biểu hiện nổi bật của nền kinh tế xa xỉ thông minh hiện nay. Trí tưởng tượng, thiết kế, cải tiến và lượng dữ liệu khổng lồ là nền tảng giúp lĩnh vực này bùng nổ.

Mọi thứ được điều khiển thông qua mạng lưới kết nối công nghệ cao

Amazon, Google, Microsoft, Facebook, AT & T, Verizon, Sprint, T-Mobile cùng nhiều “gã khổng lồ” trong ngành viễn thông toàn cầu như SAP, Oracle va Palantir đang nắm giữ vị thế thuận lợi để tận dụng tiềm năng của nền kinh tế xa xỉ thông minh. Việc Ralph Lauren giới thiệu áo thun sử dụng dữ liệu sinh trắc học tại Giải quần vợt US Open 2014 càng khiến chúng ta mong đợi nhiều hơn vào tương lai của ngành công nghiệp xa xỉ thông minh.
Không chỉ sáng tạo dựa trên tầm nhìn ban đầu của người sáng lập, Ralph Lauren còn kết hợp với xu hướng của thời đại. “Trang phục mà chúng tôi thiết kế và tất cả những gì chúng tôi tạo ra đều dựa trên nhu cầu thực tế, thỏa mãn mong muốn của mọi người về một cuộc sống mà họ ao ước”, ông Lauren chia sẻ.
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ đều sở hữu những đặc điểm khác biệt và được xây dựng dựa trên nền tảng từ giai đoạn trước. Cuộc cách mạng đầu tiên đánh dấu sự ra đời của động cơ hơi nước; thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng thứ hai là hệ thống máy móc chạy bằng điện và dây chuyền lắp ráp. Đến lần thứ ba, bộ mặt của toàn thế giới đã thay đổi với sự bùng nổ của công nghệ và kỹ thuật số.
Hầu như hàng ngày, chúng ta đều đọc tin tức về công nghệ hoặc những thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể nắm bắt sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp?

Mi th thay đi tng ngày

Chu kỳ của nền kinh tế xa xỉ thông minh không diễn ra theo năm, mà thay đổi từng ngày, từng tháng. Tháng 10 năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik vào vũ trụ đã khiến cả thế giới choáng váng. Thế nhưng, phải mất hơn 50 năm, hiệu quả thực sự của Sputnik mới được đánh giá cao. Khái niệm về GPS hiện đại trên điện thoại hay xe hơi là kết quả trực tiếp từ sự ra đời của Sputnik.
Cũng từ đó, chu kỳ thay đổi đã rút ngắn và tạo nên tác động mạnh mẽ hơn. Giao diện người dùng điện thoại thông minh do Apple tiên phong cung cấp là một ví dụ về tiềm năng tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế xa xỉ thông minh. Giao diện người dùng iPhone kết hợp hài hòa giữa thị giác, âm thanh, chuyển động và phần mềm. Bước tiến này đóng vai trò quan trọng giúp điện thoại thông minh trở thành một phần không thể thiếu trong công việc và cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Sự ra đời của GPS và giao diện thông minh tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu dùng toàn cầu

Steve Jobs, đồng sáng lập Apple, từng chia sẻ tại một buổi ra mắt iPhone: “Một thiết kế đơn giản khó hơn nhiều so với thiết kế phức tạp, và bạn phải làm việc thật chăm chỉ để có được những thiết kế đơn giản như thế. Một khi thành công, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Chúng tôi sẽ tái tạo lại điện thoại. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu với một giao diện người dùng mang tính cách mạng. Đây là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển, tất nhiên, nó ảnh hưởng lẫn nhau, giữa phần cứng lẫn phần mềm”.
Tác động của iPhone và giao diện người dùng độc đáo của Apple ngày càng được nhân rộng bởi các đối thủ cạnh tranh. Dự báo đến năm 2020, thế giới sẽ có đến 5 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh.

Điu hướng và đi mi

Angela Ahrendts, Phó chủ tịch phụ trách mảng bán lẻ của Apple và cựu CEO của Burberry, cho biết, “Tôi lớn lên trong một thế giới vật chất, và tôi nói tiếng Anh. Các thế hệ tiếp theo đang lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số, và họ trò chuyện bằng tiếng nói xã hội”.
“Ngày nay, chẳng còn ai sẵn sàng chờ đợi vài chục năm để nhận được kết quả từ một khoản đầu tư. Kế hoạch dài hạn mà những CEO hay CMO đặt ra chỉ kéo dài từ 18 đến 24 tháng”, bà Ahrendts chia sẻ thêm. Trong thời đại mọi thứ chuyển dịch nhanh như chong chóng, công ty nào có chiến lược điều hướng thích hợp mới đạt được thành công. Họ phải làm sao để khách hàng tiếp cận được nguồn thông tin đáng tin cậy hơn là lượm lặt từ một vài nguồn không rõ ràng.
Các phương tiện truyền thông xã hội trở nên rất hữu ích trong việc phát hiện xu hướng. Đây là một trong những cách hiệu quả giúp các công ty quan sát sự thay đổi nhằm đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng trong nền kinh tế thông minh. “Khách hàng là đối tượng sử dụng cuối cùng. Những gì còn ‘sống sót’ sau toàn bộ quá trình sáng tạo sẽ đến tay người dùng. Tôi không quan tâm đến việc làm ra những bộ quần áo chỉ để cho vào những viện bảo tàng bụi bặm”, nhà thiết kế Marc Jacobs từng nói.

Thế giới kỹ thuật số thay đổi từng ngày và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống

Jack Ma, người sáng lập/CEO của “gã khổng lồ” Internet Alibaba, cho biết, “Những trải nghiệm mà tôi học được từ những ngày đen tối tại Alibaba đã giúp tôi rất nhiều trong việc xây dựng một đội ngũ có tầm nhìn và luôn hướng tới sự đổi mới. Ngoài ra, nếu bạn không bỏ cuộc, bạn vẫn có cơ hội. Và, khi bạn còn nhỏ, bạn phải rất tập trung và khai thác bộ não của bản thân chứ không phải sức mạnh thể chất”.
Peter Diamandis, đồng sáng lập đại học Singularity có một cái nhìn không kém phần khôn ngoan, “Mỗi công ty đều có một số người tự cho là chuyên gia lúc nào cũng ngăn chặn sự đổi mới”. Thật vậy, Steve Jobs từng nói rằng “sự đổi mới phân biệt giữa một nhà lãnh đạo với một kẻ theo đuôi”.
Bây giờ chúng ta đang sống với một nhịp độ rất nhanh, thị trường toàn cầu 24/7, 365 ngày một năm. Hầu hết các sáng tạo và phát minh diễn ra ngẫu nhiên, không tuân theo một quy luật nào cả. Chính vì thế, việc điều hướng hoạt động kinh doanh theo tốc độ thay đổi nhanh chóng như vậy là điều vô cùng cần thiết nếu muốn thành công trong nền kinh tế xa xỉ thông minh.
Nếu muốn bước đến đỉnh cao, chúng ta phải học hỏi không ngừng, xây dựng mạng lưới kết nối và dám thử nghiệm. Đúng như triết lý sống của bậc thầy quản lý Peter Drucker, “cách tốt nhất để dự đoán tương là tạo ra nó”.
* Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. (Theo Wikipedia)