Được thành lập t năm 1880, Học viện Le Rosey (Thụy Sĩ) không chỉ t hào về lịch s lâu đi, mà còn được mệnh danh là “trường học của các vị vua” hay “lò luyện quý tộc” bi danh sách dài học viên đến t các gia đình hoàng tộc và dòng dõi trâm anh thế phiệt.
Institut Le Rosey là nơi học tập của nhiều vị công chúa, hoàng tử và con cái của các gia tộc giàu có trên khắp thế giới. Một số cựu học sinh nổi tiếng của Học viện này bao gồm Đức vua Bỉ Albert II, Đức vua Iran, Hoàng tử Rainer của Monaco và Đức vua Farouk của Ai Cập. Do đó, không quá ngạc nhiên khi đây hiện đang là trường học đắt đỏ nhất thế giới với tiền học phí mỗi năm lên đến 108.900 franc Thụy Sỹ (tương đương với 87.300 bảng Anh, tức hơn 2,5 tỷ đồng).

Theo thông tin trường cung cấp, 30% học viên sau tốt nghiệp đều tham gia học tập tại những trường đại học trong top 25 của thế giới như Ivy League, MIT và Oxbridge. “Le Rosey là trường nội trú quốc tế lâu đời nhất Thụy Sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng học ở đây và muốn con cái của họ tiếp tục đi theo truyền thống đó”, Felipe Laurent – cựu học viên và hiện nay là phát ngôn viên của Institut Le Rosey cho biết. Cả Laurent và chị gái của anh đều tốt nghiệp trường Le Rosey.

Khu trường chính của Học viện Le Rosey nằm tại Rolle thuộc địa phận giữa Geneva và Lausanne, trên mảnh đất rộng 28 héc-ta. Vào mùa xuân, hè và thu, học viên sẽ học tại tòa lâu đài Château du Rosey được xây dựng từ thế kỷ 14. Khuôn viên bên ngoài trường học giống như một khu nghỉ dưỡng cao cấp với khung cảnh tuyệt đẹp.

Khóa huấn luyện mùa đông là truyền thống của trường từ năm 1916

Học viên đến học ở khu trường chính vào tháng 9, sau đó nghỉ học từ tháng 10 đến tháng 12. Sau Giáng sinh, họ bắt đầu đến một khu trường khác nằm tại thị trấn Gstaad để tham gia khóa học mùa đông tại đây. Học viên có thể trượt tuyết 4 lần một tuần. Đổi lại, họ phải đi học vào buổi sáng thứ bảy.

Có vẻ giống như một kỳ nghỉ đông hơn là đi học

“Kỳ học ở Gstaad khá nặng”, Laurent nói. “Ý tôi nói tới là 8-9 tuần ở trên dãy núi Alps, Thụy Sỹ. Tôi nghĩ bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy mệt”. Sau nghỉ đông vào tháng 3, học viên sẽ quay trở lại khu trường chính từ tháng 4 đến tháng 6 và cuối tháng 6, họ sẽ được nghỉ hè. “Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và sau đó trở lại trường với một cái đầu mới mẻ để tiếp tục học tập”, Laurenvà d nói thêm.

Học viên ở đây cần phải đạt được tiêu chuẩn học thuật riêng

Hiện có 400 học viên nằm trong độ tuổi từ 8 đến 18 tuổi học tại Le Rosey. Họ đến từ 67 quốc gia trên thế giới. Le Rosey duy trì một tỷ lệ giới tính hoàn hảo để tất cả học sinh theo học tại đây đều cảm thấy sự bình đẳng giữa nam và nữ. Tất cả những học viên tốt nghiệp Le Rosey đều có khả năng nói ít nhất là hai ngôn ngữ nước ngoài và còn có thể lên tới 4 thứ tiếng cùng một lúc, bao gồm cả tiếng Dzongkha hoặc tiếng Swahili.

Thư viện của Le Rosey có rất nhiều loại sách thuộc 20 ngôn ngữ khác nhau

“Chúng tôi tìm kiếm những học viên giỏi về học thuật, nhưng đó cũng là những đứa trẻ thú vị, và đặc biệt chúng tôi nghĩ rằng chúng có tiềm năng”, Laurent nói. “Cho dù đó là những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu hay trở thành nhà lãnh đạo hoặc vận động viên trong tương lai”.
Một ngày bình thường tại khu trường chính của học sinh bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng. Học viên đi xuống nhà ăn để lấy bữa ăn sáng tự chọn và điểm danh.

Trường không có nhiều quy định quá ngặt nghèo

Trong “khu học thuật”, học viên phải mặc quần áo “đúng và thoải mái”. Tức là áo sơ mi nên được sơ vin vào trong quần hoặc váy. Váy nên có “độ dài hợp lý” và áo không được hở vai hoặc hở bụng. Áo khoác da, áo khoác bò, trang phục thể thao, giày cao gót và tất cả những bộ quần áo xuyên thấu, hở hang và khiêu khích là không được phép. Ngoài khu học thuật và ăn tối, trang phục thể thao và quần áo bình thường được cho phép mặc tự do.

Nhưng cách ăn mặc phải lịch sự

Đối với các sự kiện chính thức của trường, chẳng hạn như tiệc và hội nghị, học viên được quy định mặc đồng phục. Các chàng trai sẽ mặc áo khoác màu xanh hải quân, huy hiệu Rosey, áo sơ mi trắng hoặc xanh, cà-vạt chung của trường, quần dài màu xám và đôi giày đen. Các cô gái mặc áo khoác màu xanh hải quân, trâm cài áo Rosey, váy trắng, khăn choàng và sandal. Ngoài ra, có một số quy tắc khá nghiêm ngặt khác tại Le Rosey. Ví dụ, học viên không nên bỏ tay trong túi khi đang nói chuyện, hoặc phải đứng khi đang trò chuyện với một người lớn tuổi hơn đang đứng…

Học sinh còn tham gia hoạt động làm vườn

Các lớp học diễn ra từ 8 giờ sáng đến 12h20, với một khoảng thời gian nghỉ giữa buổi dành cho một cốc sô-cô-la nóng. Sau bữa trưa, các lớp học trở lại từ 1h30 đến 3h30. Với 150 giáo viên, các lớp học tại Le Rosey trung bình có chưa đến 10 học viên. Không chỉ có những môn học cơ bản, ở đây học sinh cấp 2 còn được học về cây cối và làm vườn.

Từ 4-6h chiều là khoảng thời gian cho các hoạt động thể thao và nghệ thuật. Paul & Henri Carnal Hall là trung tâm nghiên cứu và nghệ thuật của trường với ba dàn nhạc, hai dàn hợp xướng, ba rạp hát một vài phòng triển lãm tranh. Hơn 60% học viên của trường có khả năng chơi các loại nhạc cụ hoặc hát. Họ tham gia vào các dàn nhạc, hợp xướng của trường hoặc lập ban nhạc rock cá nhân.

Thể thao cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày tại Le Rosey. Trường mở lớp huấn luyện hơn 25 môn thể thao mỗi năm, chẳng hạn như bóng đá, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng chuyền bãi biển, tennis, điền kinh, bơi lội, đua ngựa, chèo thuyền…

Học viên thay phiên nhau làm phục vụ bếp

Bữa tối sẽ được phục vụ vào lúc 7h30. Mỗi học viên có vị trí ngồi cố định suốt thời gian theo học tại trường. Tất cả đều phải sử dụng cách ăn truyền thống của Thụy Sĩ với lưng thẳng, khuỷu tay không đặt lên bàn và đưa thức ăn lên tới miệng mà không được cúi đầu xuống. Sau bữa tối, mỗi học sinh có thể hoạt động cá nhân, về phòng làm bài tập hoặc đi dạo chơi với bạn bè. Thời gian bắt đầu đi ngủ từ 9h đến 11h30 tùy theo độ tuổi.
Le Rosey thậm chí còn lên lịch vui chơi giải trí cho cuối tuần. Tại khuôn viên ở Rolle, học viên có thể tham gia các hoạt động như chơi bowling, đi xe đạp, xem chiếu phim hoặc đi mua sắm ở Geneva cùng giáo viên.

Xuất thân danh giá, nhưng học sinh của Le Rosey vẫn sinh hoạt tập thể như bao thanh thiếu niên khác

Dù gia cảnh giàu có và học thức cao, nhưng hầu hết học viên tại Le Rosey đều cho rằng mình đang sống một “cuộc sống bình thường”. “Tất nhiên, chúng tôi đang học tại một trường đắt đỏ, do đó gia đình cũng phải có nền tảng mới trang trải được. Nhưng không như mọi người tưởng, học sinh của chúng tôi không hề thảo luận về dinh thự xa hoa hay xe hơi đắt tiền… Đó chỉ là những đứa trẻ bình thường với niềm vui, nỗi buồn bình dị”.
Tuy nhiên, mỗi học viên phải hiểu rõ tại sao họ lại có những đặc quyền đó, và trách nhiệm kèm theo là gì. “Hầu hết học sinh đều muốn được công nhận vì chính họ, chứ không phải vì gia đình của họ”, Laurenu chia sẻ.

Không chỉ trau dồi học thuật, học sinh của Le Rosey còn xây dựng kỹ năng lãnh đạo

Cuối cùng, Học viện Le Rosey là nơi xây dựng nền tảng cho các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực. “Đó có thể là nhà lãnh đạo trong lĩnh vực nhân đạo, hoạt động từ thiện, nghệ thuật hoặc khoa học… Tựu chung ở chỗ, chúng tôi dạy học sinh cách để có những ý tưởng sáng tạo; có thể đưa ra giải pháp, ý tưởng thực tế và thuyết phục”.
Và có vẻ như các học viên của Le Rosey sẽ không bao giờ tốt nghiệp thực sự. Trường có một câu lạc bộ cho cựu học sinh với hơn 5000 thành viên. “Mọi người khao khát được trở lại giai đoạn đi học ở Rosey, và cho rằng đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của họ. Đó là nơi mà tất cả giấc mơ có thể trở thành hiện thực”, Laurent tự hào chia sẻ.