Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP. HCM (HBSO) giới thiệu sự trở lại của tác phẩm múa đương đại “Cafe Sài Gòn” với một đêm biểu diễn duy nhất tại Nhà hát Thành phố vào ngày 26/3/2022.

Nghệ thuật múa đang quay trở lại với khán giả TP. HCM. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy HBSO đã ổn định trở lại sau đại dịch Covid, đặc biệt sau chương trình hòa nhạc Happy New Year đã diễn ra vào ngày 5 tháng 3.

“Cafe Sài Gòn” là vở múa đương đại được dàn dựng và biểu diễn vào năm 2018, khi biên đạo múa người Hà Lan Joost Vrouenraets đến Sài Gòn để nghiên cứu khả năng tổ chức một chương trình múa đương đại có sự góp mặt của các vũ công HBSO. “Cafe Sài Gòn” sẽ được ra mắt khán giả với sự cộng tác đồng biên đạo của nữ biên đạo múa Maite Guerin.

Vrouenraets và Guerin từng điều hành đoàn múa đương đại Gotra của họ ở Maastricht, Hà Lan, nhưng hiện tại Vrouenraets hoạt động như một biên đạo múa tự do.

“Cafe Sài Gòn” được biểu diễn với 10 nghệ sĩ tương tác với nhau thành từng cặp đôi. Một trong những vũ công đó đảm nhiệm thêm vai trò người dẫn chuyện cho toàn bộ vở diễn. Các nghệ sĩ trẻ tài năng tham gia biểu diễn bao gồm: NSƯT. Trần Hoàng Yến, Nguyễn Thu Trang, Đỗ Hoàng Khang Ninh, Thạch Hiểu Lăng, La Mẫn Nhi, Bùi Thanh Ngân, Sùng A Lùng, Nguyễn Minh Tâm, Đặng Minh Hiền và Phan Thái Bình. Họ đều là những solist tài năng của Đoàn Vũ kịch HBSO.

Âm nhạc trong vở diễn đầy ấn tượng và lôi cuốn, đa phong cách với các tác phẩm của Joan Baez (một ca sĩ dân gian Hoa Kỳ đã hợp tác với Bob Dylan vào những năm 1960), Louis Armstrong (được biết đến với nghệ danh Satchmo và một nghệ sĩ kèn trumpet kiêm ca sĩ Hoa Kỳ) và hai nhạc sĩ sáng tác cho đàn accordion, Fabian Beghim và Didiee Laloy. Và khung cảnh trong tác phẩm là một quán cà phê vào khoảng giữa thế kỷ trước.

Vrouenraets đã trở lại Sài Gòn vào năm 2019 để biên đạo tác phẩm “Rite of Spring” của Igor Stravinsky. Đây là vở ballet mang tính cách mạng được công diễn vào năm 1915, trong đó, thay vì chất trữ tình lãng mạn mang tính chất nghệ thuật của thời kỳ ấy, những người bảo trợ đã chứng kiến một nghi lễ bạo lực lên đến đỉnh điểm là hiến tế con người. Tác phẩm được sáng tạo tại Sài Gòn này đã được trình bày trong Liên hoan Nghệ thuật Giai điệu Mùa thu và nhanh chóng được tái diễn sau đó.

Theo một góc nhìn nào đó, “Cafe Sài Gòn” có nhiều tương đồng với “Rite of Spring”. Một thế giới được mong đợi với tính tương tác xã hội lịch sự được thay thế bằng những phong cách múa mạnh mẽ, gợi lên sự hỗn loạn bên cạnh sự nổi loạn.

Vrouenraets học tại Trường Nghệ thuật Amsterdam và Trường Rudra Bejart của Lausanne. Anh tiếp tục tham gia đoàn Ballet Bejart được đánh giá cao vào năm 2004. Ngoài ra, anh còn theo đuổi nghiên cứu Tây Tạng ở vùng đồng bằng của Thụy Sĩ. Trong khi đó Gotra vẫn tiếp tục với các hoạt động liên kết sáng tạo như các lớp học múa cùng với các buổi biểu diễn của những người bị bệnh Parkinson.

Từ năm 2018 đến năm 2020, Vrouenraets đã nghiên cứu tại hai trường đại học Hà Lan về mối liên hệ giữa Hanlet của Shakespeare, giải phẫu người và chứng điên loạn.

Vở diễn “Cafe Sài Gòn” được trình diễn tại nhà hát TP. HCM vào 8 giờ tối ngày 26/3.