Hành trình đó bắt đầu từ khoảng 11.000 năm trước, theo một nghiên cứu mới do The Washington Post đăng tải.

Trong một bài nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ nhiều nơi trên Thế giới đã theo dõi quá trình thuần dưỡng giống cây nho từ thời tiền sử, đến việc sản xuất rượu vang đã ra đời từ cách đây 8.000 năm.

“Cây nho có lẽ là loại cây ăn quả đầu tiên được con người thuần hóa.” Wei Chen, tác giả của bài báo và đồng thời là nhà sinh vật học tiến hóa, cho biết trong một cuộc họp báo.

Sử dụng phương pháp phân tích bộ gen, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra quá trình thuần hóa được thực hiện hai lần, trên hai giống nho dại khác nhau: Một loài mọc tại vùng Kavkaz, giống còn lại đến từ Tây Á. Các tác giả tin rằng những cây nho ở Kavkaz được chọn dùng để sản xuất rượu vang vì sự tiến hóa của chúng thể hiện những tiềm năng phù hợp với ngành này. Riêng những cây ở Tây Á được sử dụng để làm nguồn thực phẩm, nó còn được biết đến với cái tên table grapes. Vào thời điểm đó, người xưa thử trộn table grapes với những loại nho hoang dã, và tạo nên một loại giống bất ngờ có thể dùng để sản xuất rượu vang ở Tây Á và châu u, thậm chí bao gồm cả những vùng ở Địa Trung Hải nổi tiếng với thức rượu vang.

Mặc dù có nhiều giống nho khác nhau, nhưng chỉ có duy nhất một loài được sử dụng để tạo ra loại vino mà chúng ta được thưởng thức ngày nay: Vitis vinifera. Các loại nho phổ biến như Merlot, Cabernet SauvignonPinot Noir đều là các biến thể của loài này. Nho dại với dòng dõi cổ xưa vẫn còn tồn tại, nhưng chúng thường có kích thước nhỏ và mang vị đắng. Tuy nhiên, ngày nay giống nho dại đã có giá trị hơn vì khả năng chống chịu bệnh tật và biến đổi khí hậu của mình.

Peter Nick, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà sinh vật học thực vật, cho biết: “Những giống nho dại và cổ xưa này chứa những gen với khả năng phục hồi nhanh chóng và rất bền bỉ, chúng ta sẽ cần phải tạo ra loại nho có khả năng chống chịu trước thách thức của biến đổi khí hậu giống như vậy.”