Những buổi đấu giá nổi bật nhất tháng Mười Một này thuộc về những chủ đề khác nhau, từ âm nhạc, nghệ thuật cổ điển, tác phẩm nhiếp ảnh đương đại đặc sắc hay di sản tôn giáo của các quốc gia dọc dãy Himalaya, cho đến những món đồ gắn liền với “cô đào” Marilyn Monroe đã một thời làm khuynh đảo Hollywood.

1. Christie’s NewYork, ngày 15 tháng 11

Chủ đề buổi đấu giá: Nghệ thuật Hậu chiến tranh và Đương đại
Điểm nhấn: Bức tranh Untitled XXV của Willem de Kooning

Kiệt tác Untitled XXV của Willem de Kooning được vẽ vào năm 1977, đây là giai đoạn “thăng hoa” nhất của danh họa người Mỹ gốc Hà Lan. Untitled XXV được xem như tác phẩm minh hoạ cho “người nghệ sĩ giàu năng lực có thể nắm bắt được sự vận động của nghệ thuật qua các nét cọ luân phiên và áp dụng phương pháp vẽ nhiều lớp”, đây cũng là một phần trong nỗ lực to lớn để nắm bắt cảm xúc qua kỹ thuật. Tác giả tiên phong của trường phái tranh trừu tượng sở hữu rất nhiều bức tranh đắt giá, trong đó Untitled XXV đã từng được bán đấu giá bởi Sotheby’s vào mười năm trước với giá trị kỷ lục 27,1 triệu USD, nay lại một lần nữa xuất hiện tại nhà đầu giá này với mức giá dự kiến ít nhất phải 40 triệu USD.

Nghệ thuật Hậu chiến tranh và Đương đại

2. Sotheby’s London, ngày 15 tháng 11

Chủ đề buổi đấu giá: Du lịch, bản đồ và lịch sử
Điểm nhấn: Bộ sưu tập Palestine với hơn 1.300 hình ảnh trong thế kỷ 19

Lịch sử, đặc biệt là lịch sử của thế kỷ 19, trở thành chủ đề xuyên suốt của buổi đấu giá này, tập trung vào các cuốn sách, bản thảo, bản đồ và hình ảnh lịch sử, đặc biệt với sự góp mặt của hai công trình ghi chép vĩ đại nhất từng được viết về Ai Cập – ấn bản màu bằng tay mang tên Holyland & Egypt của David Robert và bản ghi chép qua ảnh La Vallée du Nil của Henry Cammas. Sau đó sẽ là một kho tàng nghệ thuật nhiếp ảnh đương đại với một bộ sưu tập các bức ảnh của những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất thế kỷ 19 về Palestine, miêu tả Đất Thánh dưới góc nhìn yên tĩnh và thanh bình hơn.

Du lịch, tập bản đồ, bản đồ và lịch sử

3. Julien’s Auction, Los Angeles, ngày 17-19 tháng 11

Chủ đề buổi đấu giá: Marilyn Monroe
Điểm nhấn: Bộ váy được Marilyn Monroe mặc trong lúc hát bài Happy Birthday trước tổng thống John F Kennedy

Hiếm khi nào một bài hát quen thuộc như Happy Birthday lại liên quan đến những câu chuyện được thêu dệt bởi nhiều lời bóng gió. Năm 1962, Tổng thống John F Kennedy tổ chức sinh nhật tại Madison Square Garden. Và tất cả bắt đầu khi Marilyn Monroe bước lên sân khấu với “bộ cánh” mỏng tang gần như có thể xuyên thấu, nhẹ nhàng cất lên bài hát để chúc mừng sinh nhật Tổng thống Mỹ như một lời thủ thỉ êm dịu bên tai. Liệu ai có thể chống cự lại sức hấp dẫn của cô đào quyến rũ nhất Hollywood trong một buổi tối lung linh như vậy. Bộ váy này là một phần trong bộ sưu tập các kỷ vật của Marilyn Monroe, đã từng được bán trong một buổi đấu giá vào năm 1999 với mức giá 1 triệu USD, và hứa hẹn sẽ thu được con số lớn hơn trong thời điểm hiện tại.

Buổi đấu giá Marilyn Monroe

4. Sotheby’s London, ngày 29 tháng 11

Chủ đề buổi đấu giá: Bản thảo viết tay, âm nhạc và sách
Điểm nhấn: Bản sao có chữ ký Bản giao hưởng số 2 của nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler

Khuếch đại và bi tráng là nét đặc trưng thuộc về âm nhạc của Mahler, và không đâu thể hiện rõ những yếu tố này rõ ràng hơn Bản giao hưởng số 2 – Second Symphony. Có tên gọi “Phục Sinh”, bản giao hưởng này là một trong những công trình lâu dài nhất của ông, và khi tác phẩm được hoàn thành vào năm 1894, niềm đam mê của nhà soạn nhạc tài ba về đề tài “thế giới bên kia” càng trở nên mãnh liệt. Có cuộc sống sau khi chết? Nếu vậy, thì đó là gì? Siêu nhiên? Hay không có ý nghĩa gì? Đau khổ? Ông cố gắng trả lời tất cả những câu hỏi này thông qua âm nhạc. Bản thảo kéo dài 232 trang với đầy đủ chữ ký và ghi chú bằng tay đặc biệt của Mahler ước tính sẽ thu về 3,5 triệu USD trong buổi đấu giá Sotheby’s London.

Bản thảo viết tay, âm nhạc và sách

5. Bonham’s, Hồng Kông, ngày 29 tháng 11

Chủ đề buổi đấu giá: Hiện thân của sự sùng bái
Điểm nhấn: Tượng đồng Canda Vajrapani thuộc thế kỷ 13

Trong kho tàng các tác phẩm mang đậm dấu ấn tôn giáo của vùng Himalaya – Ấn Độ, Tây Tạng và Nepal – ba kiệt tác từ bộ sưu tập cá nhân của Ulrich von Schroeder, một học giả nổi tiếng về nghệ thuật Tây Tạng – xứng đáng nhận được sự tán thưởng và trân trọng. Đâu tiên là bức tranh về Karmapa đời thứ 10, Choying Dorje (1604-1674); thứ hai cũng là tượng đồng Choying Dorje. Cuối cùng là bức tượng Canda Vajrapani làm bằng đồng từ thế kỷ thứ 13, bức tường phía sau được sử dụng làm nền cho bức tranh vẽ thần Vệ đà và Bồ Tát trong Phật giáo. Đây được xem là tác phẩm điêu khắc bằng đồng nổi bật nhất trong lịch sử Tây Tạng, dự kiến bán được giá 3-4 triệu USD.

Hiện thân của sự sùng bái